Lăng Khải Định

Lăng Khải Định Huế là địa điểm tham quan Huế để lại rất nhiều ấn tượng nơi du khách tham quan, bởi kiến trúc đặc sắc đầy giá trị nghệ thuật thể hiện ở công trình.

Du Lịch Đại Nội

Đại Nội Huế một điểm du lịch Huế được du khách trong và ngoài nước yêu thích. Nằm ở bờ Bắc của dòng sông Hương thơ mộng trữ tình, Kinh thành Huế được xây dựng trên một diện tích hơn 500ha, bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, được gọi chung là Đại Nội.

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

Vẻ đẹp huyền bí của tháp Chăm cổ Ninh Thuận

Vẻ đẹp huyền bí của tháp Chăm cổ Ninh Thuận: Nhắc tới Ninh Thuận, người thì nhớ những bãi biển nên thơ, người thì mơ về những vườn nho chiểu quả. Còn với tôi, ấm tượng mạnh mẻ nhất với mảnh đất này là những công trình tháp Chăm tuyệt đẹp.
Tháp Chàm hay còn gọi là tháp Chăm là một dạng công trình thuộc thể loại kiến trúc tháp Champa thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chăm. Các tháp Chàm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ xẩm lấy từ đất địa phương. Phía trên nở rộng và thon vút hình bông hoa, mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chất hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng đông tức là hướng mặt trời mọc. Trần được cấu tạo dạng vòng cuốn, trong lòng tháp có đặt các bệ thờ, các tác phẩm trạm khắc đẻo gọt công phu hình hoa lá, chim muôn, vũ nữ, thần thánh được thể hiện trên tường ngoài tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ. Tại miền trung nước ta hiện nay còn lưu trữ được nhiều công trình tháp Chàm, trong đó phải kể tới tháp bà Ponagar ở Nha Trang hay khu di tích thánh địa Mỹ Sơn của tỉnh Quảng Nam,... So với các khu tháp nổi tiếng kể trên thì tháp Chàm Ninh Thuận được xây dựng muộn hơn cả và đặc biệt các tháp này được người Chăm xây dựng để thờ những vị vua hóa thánh thay vì thờ những thần linh.
Ngày nay, vào những dịp lễ tết, người Chăm sử dụng các Tháp Chàm làm địa điểm để thờ cúng cầu an lành. Đồng thời đây cũng là hoạt động để lưu giữ các giá trị văn hóa phi vật thể cho các thể hệ sau.

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

Khám phá lăng Khải Định - Độc đáo kiến trúc Đông và Tây kết hợp

Khám phá lăng Khải Định - Độc đáo kiến trúc Đông và Tây kết hợp: Theo quan niệm "Sống gửi thác về" của nhà nho và triết lý "Vô thường" của nhà phật, cuộc sống ở trần gian chỉ là tạm thời khi thác về thế giới bên kia mới là cuộc sống thực. Vì thế người Việt Nam từ xa xưa đã rất coi trọng nơi yên nghĩ cuối cùng của mình. Những lăng mộ của các đời vua nhà Nguyễn trên đất Huế vì thế cũng trở thành các công trình kiến trúc độc đáo ghi lại dấu ấn của cả một giai đoạn lịch sử, đông thời thể hiện quan niệm, tính cách quan điểm thẩm mỹ của từng vị vua.

 Vua Khải Đinh, vị vua thứ 12 của triều Nguyễn là người cuối cùng cho xây dựng lăng tầm chuẩn bị cho sự ra đi của mình. Ngay từ khi lên ngôi ở độ tuổi 31, vua Khải Định đã say sưa thiết kế nơi đặc biệt này cho bản thân. Cho đến nay Lăng Khải Định là một trong những nơi thu hút nhiều khách du lịch nhất tai Huế. So với các lăng tầm của các vị vua trước, lăng Khải Định có diện tích nhỏ hơn nhưng lại tốt nhiều thời gian và công sức. Ngay từ khi khởi công xây dựng vào năm 1920, Khải Định đã xin chính quyền bảo hộ Pháp cho tăng thuế để dành tiền cho việc xây dựng lăng tầm của mình. Nguyên vật liệu được mua ở khắp mọi nơi từ Pháp cho đến Trung Hoa và Nhật.
lang-khai-dinh_du-lich-cac-nuoc-chau-a
Tổng thể của lăng là một khối nổi hình chữ nhật cao 127 bậc. Trước hết, vào lăng phải đi qua hệ thống 37 bậc, thêm 29 bậc nữa là đến sân Trầu, Bái Đình. Hai bên sân Trầu có hai hàng tượng hướng mặt vào giữa sân, các tượng đá được tạc rất công phu bằng chất liệu đa hiếm và đều có khí sắc. Hàng rào của lăng có phần tương tự như những hàng rào của các giáo đường, đây là những kiến trúc chịu ảnh hưởng của kiến trúc La Mã. Hai cột trụ biểu hình chóp mũi nhọn ảnh hưởng kiến trúc phật giáo của Ấn Độ. Ở giữa là bia Định hình bát giác trong đó có bia đã với nhưng hàng cột bát giác và vòm cửa theo lỗi Roman biến thể. Rõ ràng tổng thể kiến trúc của lăng là sự kết hợp từ Đông sang Tây, giữa cổ điển và hiện đại. Nó cho thấy một quan điểm thẩm mỹ khác biệt hoàn toàn với các lăng tầm của các vị vua khác. Vào trong lăng, sự sáng tạo và phá cách càng được thể hiện rõ nét. Giá trị nghệ thuật cao nhất của lăng là phần trang trí nội thất cung Thiên Định, công trình kiến trúc chính của lăng gồm 5 phần liền nhau. Phần phía trước là Điện Khải Thành, nơi có khám thờ và chân dung vua Khải Định. Hai bên là Tả, Hửu trực phòng. Phần ở giữa là chính tầm, nơi có mộ phần của nhà vua. Phần trong cùng là khám thờ bài vị của ông vua quá cố.
diem-du-lich-viet-nam_lang-khai-dinh_du-lich-cac-nuoc-chau-a
Toàn bộ nội thất của 3 gian giữa trong cung Thiên Định đều được trang trí những Phù Điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh. Mỗi tác phẩm cho thấy sự tài hoa của các nghệ nhân thời bấy giờ. Tại đây có bức bích họa vô giá, lớn vào loại bậc nhất Việt Nam được trang trí trên trần của 3 gian giữa trong cung Thiên Định, sau hơn 80 năm đến nay bức họa này vẫn không hề phai màu, nét mực vẫn tươi nguyên. Đó là bức bích họa Cựu Long Ẩn Vân. Ở phần chính tầm của cung Thiên Định có một chiếc biểu táng với những đường lượng mền mại, thanh thoat khiến người xem có cảm giác nó được làm bằng nhung lụa có thể giao động trước gió nhưng không nghĩ rằng đó là một khối bê tông cố thép nặng gần 1 tấn. Dưới biểu táng là tượng vua Khải Định bằng đồng được đúc tại Pháp. Thi hài nhà vua được đưa vào dưới pho tượng bằng 1 đường toại đạo dài gần 30m bắt đầu từ phía sau bia Định.
Cho đến nay lăng Khải Định vẫn còn gây ra nhiều ý kiến trái chiều khi đánh giá về quan điểm thẩm mỹ của vị Vua này. Giẫu vậy, lăng Khải Định vẫn có vị thế nhất định bởi sự khác lạ so với hệ thống lăng tầm triều Nguyễn ở Huế và hệ thống lăng tầm ở Việt Nam qua các triều đại phong kiến. Lăng khải Đình đã tạo nên nét hiện đại, sự phá cách góp, phần tạo tiền đề cho sự giao thoa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây sau này.

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

Lịch nghỉ lễ Tết trong năm 2017 chính thức

Theo công văn mới nhất của Bộ Nội Vụ, dịp Tết Âm Lịch Đinh Dậu 2017 cán bộ viên chức sẽ được nghỉ 7 ngày. Bộ Nội vụ thống nhất với Dự thảo chọn phương án 1 là nghỉ Tết theo lịch “2 ngày cuối năm Bính Thân và 3 ngày đầu năm Đinh Dậu” không hoán đổi ngày nghỉ.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa trình Chính phủ kế hoạch nghỉ Tết âm lịch 2017, lựa chọn 1 trong 2 phương án nghỉ 7 ngày hoặc 10 ngày liên tục. Mới đây, Bộ Nội vụ vừa có Công văn số: 5039/BNV-TCCB về việc hoán đổi ngày nghỉ hàng tuần các dịp nghỉ lễ, Tết năm 2017. Theo đó, Bộ nội vụ cho biết thống nhất lựa chọn phương án nghỉ tết Âm lịch Đinh Dậu là 7 ngày.

Lịch nghỉ lễ, tết trong năm 2017 được Bộ nội vụ thống nhất như sau:
Tết dương lịch: Nghỉ 3 ngày. Vào ngày chủ nhật trùng ngày nghỉ hàng tuần, công chức, viên chức sẽ được nghỉ bù vào thứ 2 ngày 02/01/2017.


Tết âm lịch: Thống nhất với dự thảo chọn phương án 1: Nghỉ tết theo lịch "2 ngày cuối năm Bính Thân và 3 ngày đầu năm Đinh Dậu" không hoán đổi ngày nghỉ. Công chức, viên chức nghỉ Tết âm lịch từ thứ 5, ngày 26/01/2017 đến hết thứ 4, ngày 01/02/2017 (Thời gian công chức, viên chức được nghỉ 7 ngày. Do mùng 1, mùng 2 Tết âm lịch tức ngày 28-29/01/2017 Dương lịch trùng vào thứ 7, chủ nhật là ngày nghỉ hàng tuần), phương án này là phù hợp.

Lễ Giỗ tổ Hùng Vương: Nghỉ 4 ngày. Nghỉ ngày Lễ vào thứ 5, có 1 ngày làm việc xem kẽ là thứ 6. Theo phương án của Bộ Lao động- thương binh và xã hội hoán đổi 1 ngày làm việc với 1 ngày nghỉ hằng tuần và sẽ đi làm bù vào ngày thứ 7, ngày 15/04/2014 cho ngày nghỉ thứ 6, ngày 07/04/2014.

Theo phương án này Bộ nội vụ cơ bản thống nhất. Tuy nhiên Bộ nội vụ cũng đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét phương án có thể đi làm vào thứ 7 tuần trước là 01/04/2017 (ngày 05/03 âm lịch) để hoán đổi cho ngày thứ 6 07/04/2017.

Ngày chiến thắng 30/4 và quốc tế lao động 01/05: Nghỉ 4 ngày từ 29/4/2017 đến hết 02/05/2017.

Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 02/09: Nghỉ 3 ngày từ 02/09/2017 đến 04/09/2017.
 Nguồn: dulichviet.com.vn

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

XU HƯỚNG DU LỊCH THEO MÙA HOA NỞ


Từ tháng 10 đến tháng 11, con đường đến với Hà Giang vòng vèo qua bao nhiêu là núi đèo sỏi đá bỗng bừng lên một mảng tím hồng rực rỡ … Thì ra mùa hoa tam giác mạch đã về, ươm hồng cao nguyên đá xám. Hoa tam giác mạch chỉ nở trong vòng 1 tháng rồi vội tàn. Lúc mới nở, hoa mang màu trắng tinh khôi, rồi chuyển sang phơn phớt hồng, ánh tím và cuối cùng trở nên đỏ sậm. Hoa trải dài trên những cánh đồng ngút ngàn tầm mắt, hoa mọc chênh vênh trên sườn đồi, hoa chen mình trong kẽ đá hay e ấp thẹn thùng bên những mái nhà trình tường mộc mạc làm say lòng du khách ghé qua. Sắc hoa không chỉ làm say đắm lòng người, mà các món ăn đặc sản làm từ tam giác mạch cũng vô cùng độc đáo. Hãy một lần niếm thử miếng bánh dẻo dẻo, ngọt bùi, chén rượu say nồng hay tô cháo nóng làm từ tam giác mạch giữa màn sương se lạnh, du khách sẽ cảm thấy những món ăn bình bị này ngon đến lạ.

Ngày 14/10 sắp tới, lễ hội hoa tam giác mạch 2016 sẽ chính thức khai mạc tại Mèo Vạc - Hà Giang với nhiều hoạt động đặc sắc, hứa hẹn đưa du khách bước vào một mùa du lịch đáng nhớ.

  

  
  Sau mùa hoa tam giác mạch, thì cũng là lúc Hà Giang  bừng lên sắc hoa cải vàng rực trong nắng, bồng bềnh trong mây, ẩn hiện trong màn sương chiều và ươm màu rực rỡ lên cao nguyên đá xám, khiến đất trời mùa đông trở nên ấm áp, vui tươi hẳn lên. Cũng giống như tam giác mạch, hoa cải đơn sơ, chẳng cao sang cầu kỳ nhưng lại làm say lòng những ai một lần đến. Khẽ bước trên những lối mòn qua cánh đồng hoa cải, cảm nhận hương hoa ngai ngái, dìu dịu, ngắm nhìn cánh hoa lung lay trước gió, du khách sẽ thấy cuộc sống nơi đây sao bình yên và nên thơ đến vô cùng.

Hoa cải trắng Mộc Châu

   


  
  Từ khoảng tháng 11, Mộc Châu trở thành điểm hẹn lý tưởng cho những ai yêu vẻ nên thơ, bình dị của núi rừng. Bởi Mộc Châu mùa này chìm trong sắc trắng tinh khôi và dịu dàng của hoa cải trải dài từ thung sâu đến tận sườn đồi. Những cánh hoa mong manh, nhẹ bay trong gió, bồng bềnh trong mây, trông mộc mạc và dịu dàng đến say lòng người. Mùa hoa cải trắng cũng là thời điểm Mộc Châu mang tiết trời se lạnh, chìm ngập trong sương trắng mênh mông. Nhìn màn sương bàng bạc giăng phủ khắp đất trời, vấn vít nơi cành cây, ngọn cỏ, hòa vào sắc trắng tinh khôi của hoa làm không gian trở nên hư ảo, đưa du khách lạc vào chốn bồng lai. Mặc cái rét lạnh đến tê người, du khách đến với Mộc Châu chẳng cần nghỉ ngơi, ai ai cũng tíu tít rủ nhau chụp ảnh. Thế là cả đất trời Mộc Châu yên bình một màu trắng xóa bỗng chốc rộn lên tiếng nói, tiếng cười, rực rỡ sắc áo đủ màu của các bạn trẻ đang đua nhau tạo dáng…tạo nên một khung cảnh bình dị, nên thơ mà vui tươi đến lạ.

Sắc hoa Dã quỳ Đà Lạt

 

  
Đà Lạt như cô gái xuân thì xinh tươi, nằm ngủ mơ màng trong màn sương sớm bỗng choàng tỉnh giấc mùa hoa dã quỳ về. Vào lúc này, khắp mọi nơi từ cung đường đèo uốn lượn vùng ngoại ô đến tận trong thành phố, thậm chí trong vườn nhà…đều rực lên sắc hoa dã quỳ vàng ươm như nắng. Dã quỳ tuy không yêu kiều như hoa hồng, hoa huệ nhưng lại mọc thành từng bụi, trải dài miên man khắp các nẻo đường và bung nở vàng rực như những mặt trời bé con sưởi ấm cao nguyên lạnh giá cũng đủ sức đốn tin du khách. Để thưởng thức sắc hoa dã quỳ, thật không có gì tuyệt vời bằng việc ngồi thong dong trên xe máy, tự tay chinh phục những cung đường đèo uốn lượn, rong ruổi trên khắp những ngõ nhỏ vùng ngoại ô để tha hồ chụp ảnh và đắm chìm trong khung cảnh vàng rực đến nao lòng.

Tháng 10 đến, một mùa hoa nữa lại sắp về trên khắp đất nước Việt Nam. Nếu có ý định làm một chuyến du lịch đúng vào mùa hoa, du khách có thể tham khảo tại đây hoặc gọi điện hotline (08)730.56789 để được sự tư vấn tốt nhất từ Du Lịch Việt.

Tour tham khảo
Du Lịch Đông Bắc mùa hoa Tam giác mạch (5 ngày), chỉ từ 6,999,000đ
Du Lịch Đà Lạt mùa hoa Dã quỳ (3 ngày), chỉ từ  1,499,000đ

Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Du Lịch Việt
Top 10 công ty Du lịch hàng đầu Việt Nam
VP Chính: 175 Nguyễn Thái Bình, Quận 1 TPHCM
Điện thoại: (08)730.56789
Tư vấn ngoài giờ:
Du lịch Âu-Úc-Mỹ: 0938.34.65.88 – 0934.14.65.88
Du lịch Châu Á: 0938.30.44.88 – 0938.79.05.88
Du lịch trong nước: 0909.189.888 – 0903.933.788
Tour đoàn riêng: Nội địa 0938.21.2088 – Nước ngoài 0938.39.0588
Website: www.dulichviet.com.vn       Email: info@dulichviet.com.vn

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

Du Lịch Huế Nên Đi Đâu ?

Điểm Du Lich Huế: Khi nhắc đến Huế, người ta thường nghĩ ngay đến những gì mang nét cổ kính, hoài niệm và thơ mộng. Điều đó cũng đúng thôi khi mà ở Huế vẫn còn đó cung điện, lăng tẩm, đền đài – những bằng chứng của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Những con đường rợp bóng cây, dòng sông Hương êm đềm gợn sóng… Không những thế, nhịp sống chậm rãi nơi đây cũng là một trong những trải nghiệm tươi mới sau những ngày bận rộn. Bạn có thể đến đây để hiểu hơn về các giá trị lịch sử, văn hóa của mảnh đất Cố đô, cùng thả hồn mình với sự dịu dàng, mơn man của Huế, để cảm nhận cuộc sống một cách thanh thản, nhẹ nhàng.
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Chỉ với hai câu thơ trên cũng đã nói lên vẻ đẹp dịu dàng, mộng mơ của Huế. Và có phải chăng vì “Đường vô xứ Huế quanh quanh” nên đôi khi ta còn rối rắm với những lựa chọn địa điểm cho chuyến hành trình của mình. Sau đây là những địa điểm không thể bỏ qua để có chuyến du lịch trọn vẹn với Huế:
Kinh thành Huế
Kinh thành Huế là tòa thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805 đến 1945. Đó là sự kết hợp tài tình của lối kiến trúc phương Tây với kiến trúc thành quách cổ phương Đông do vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm1832 dưới triều vua Minh Mạng. Tại đây các vua triều Nguyễn đã cho xây dựng khá nhiều thành quách, cung điện và các công trình của hoàng gia. Trải qua gần 200 năm khu kinh thành hiện nay còn hầu như nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng lớn nhỏ.
Đại Nội: Hoàng thành nằm bên trong kinh thành Huế là địa điểm đầu tiên bạn nên ghé qua khi du lịch Huế. Đây là nơi ăn ở làm việc của 13 đời vua nhà Nguyễn, nơi đây chất chứa biết bao câu chuyện chốn thâm cung và những uẩn khúc của các đời vua chúa. Trải qua biến động của thời gian cùng thăng trầm của lịch sử, những công trình kiến trúc đồ sộ ở Đại Nội chỉ còn lại chưa đầy một nửa con số ban đầu nhưng vẫn mang trong mình nét uy nghi của triều đình phong kiến một thời. Đại Nội khá rộng, bạn nên dành thời gian khoảng 1 buổi hoặc 1 ngày để khám phá hết.

Chùa Thiên Mụ
Huế là nơi quy tụ nhiều ngôi chùa cổ kính nổi tiếng của Việt Nam. Và ngôi chùa đầu tiên phải kể đến chùa Thiên Mụ - nơi có sự tích ra đời gắn liền với bước chân mở đường của vị chúa Nguyễn đầu tiên xứ Đàng Trong. Tọa lạc bên dòng sông Hương duyên dáng, với lối kiến trúc cổ kính được dựng lên giữa bức tranh thiên nhiên hài hòa, mộng ảo càng làm cho chùa Thiên Mụ trở nên tráng lệ, nên thơ. Cùng với đó, tiếng chuông chùa tự bao đời cứ vang vọng mãi theo dòng Hương Giang hiền hòa, như linh hồn của mảnh đất Cố đô, như niềm vấn vương của con người xứ Huế với du khách gần xa. Để đến chùa Thiên Mụ, bạn có thể đi đò dọc theo dòng sông Hương, để cảm nhận nét lãng mạn, sâu lắng, nồng nàn của Huế.

Sông Hương
Sông Hương như dải lụa mềm uốn lượn quanh co giữa lòng thành phố, yên bình và trầm lặng, hai bên bờ sông là những hàng cây rợp bóng, chùa tháp, phố xá, vườn cây. Những con thuyền dọc ngang, xuôi ngược lênh đênh sóng nước. Với vẻ đẹp trữ tình, nên thơ, nên nhạc ấy, sông Hương như giăng mắc vào lòng người biết bao hoài niệm.
Đặc biệt, vào buổi tối đi thuyền thưởng thức ca Huế trên sông Hương sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời, là thú vui của biết bao du khách. Những giai điệu ngọt ngào, sâu lắng đưa bạn trở về thời quá khứ xa xưa để có cái nhìn độc đáo về lịch sử, văn hóa manh đất Cố đô. Bạn có thể ngắm vẻ đẹp lung linh của thành phố Huế khi lên đèn, đắm chìm vào sự lấp lánh của những ngọn đèn hoa đăng được thả trên sông.

Núi Ngự Bình
Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình cũng là món quà mà tạo hoá ban tặng cho Huế. Và hình như “ông tơ bà nguyệt” đã khéo se duyên cho sông Hương – núi Ngự trở thành một cặp tình nhân chung thuỷ, gắn bó với nhau như hình với bóng, tạo nên vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của mảnh đất Cố đô. Từ trên núi có thể phóng tầm mắt ra khắp các địa danh nổi tiếng và khung cảnh thiên nhiên thơ mộng của Huế.
Đồi Vọng Cảnh
Cách thành phố Huế khoảng chừng 7 km. Đồi Vọng Cảnh đứng soi mình duyên dáng bên dòng sông Hương, nhìn qua núi Ngọc Tản. Đứng trên Đồi Vọng Cảnh, bạn có thể nhìn thấy được sự nên thơ của thành phố Huế, sông Hương như suối tóc mềm mại của thiếu nữ đang uốn lượn, đổi màu cùng con nước; những khu vườn cây ăn trái xanh mướt, chen lẫn đâu đó là những mái ngói của đền chùa, lăng tẩm của cua chúa nhà Nguyễn lẩn khuất sau màn sương mờ xa tít tắp…
Nếu có dịp đến đây vào buổi bình minh hay lúc hoàng hôn, mới thấm thía được vẻ đẹp của đất trời, của núi sông cùng hòa quyện, của bức tranh thiên nhiên đầy thi vị, một góc trời của xứ Huế nên thơ.
Chợ Đông Ba
Đông Ba không giống với bất kỳ khu chợ nào ở nước ta. Đây là một khu chợ của tiểu thương xứ Huế nhưng khá sầm uất và tấp nập người mua kẻ bán. Các mặt hàng được kinh doanh ở chợ Đông Ba phong phú và đa dạng như hải sản, đồ thủ công mỹ nghệ, quần áo, gấm vóc, lụa tơ tằm, trang sức,…
Đến với Đông Ba, du khách ngoài việc được tự tay chọn lựa và mua sắm những món quà lưu niệm về tặng cho người thân của mình còn được thưởng thức nhiều đặc sản nổi tiếng trong khu chợ với giá cả phải chăng. Rồi từ trong cái ồn ào, náo nhiệt của chợ, trong nỗi lo toán của những người mua kẻ bán, bạn sẽ tìm thấy một nét đẹp của cuộc sống đời thường.
Lăng tẩm các vua triều Nguyễn
Theo quan niệm của Phật giáo “Sống gửi, thác về”, các vua Triều Nguyễn cũng có suy nghĩ như vậy, cuộc sống nơi cõi tục là cuộc sống tạm còn khi mất đi, sang thế giới bên kia là vĩnh cửu. Bởi vậy, bất kỳ nhà vua nào khi lên ngôi đều coi trọng việc xây dựng lăng tẩm cho mình.
Lăng Khải Định (Ứng Lăng).
Lăng Khải Định (vị vua thứ 12 của triều Nguyễn - một ông vua đầy bia miệng và thị phi) được người đời sau coi là một công trình có kiến trúc độc đáo và mới lạ bởi nó là sự kết hợp của nhiều trường phái kiến trúc trên thế giới, sự pha trộn giữa nét hiện đại của châu Âu và nét cổ điển của châu Á. Ngày nay, những nhà hội họa nghiên cứu mỹ thuật phải "ngả mũ cúi chào" trước những tinh hoa kiến trúc điêu khắc đạt đến tinh xảo về đường nét, hài hòa về bố cục để xây nên một lăng tẩm tráng lệ và tuyệt tác của những bàn tay nghệ nhân vàng có một không hai. Bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên và thán phục nghệ thuật ghép sành sứ, thủy tinh vô cùng công phu và tinh xảo.

Lăng Minh Mạng (Hiếu Lăng)
Lăng Minh Mạng là một trong những công trình lăng tẩm bề thế uy nghi nhất của vua chúa nhà Nguyễn. Nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế chừng 12 km. Lăng của vua Minh Mạng mang dáng vẻ uy nghiêm, tráng lệ, hùng vĩ giữa khung cảnh thiên nhiên lãng mạn, bộc lộ đầy đủ cá tính của một ông vua đắc ý, nghiêm khắc cùng học vấn uyên thâm.
Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng)
Lăng được xây dựng vào năm 1864 và hoàn thành vào năm 1867 trên diện tích 475ha. Là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc thời Nguyễn. Lăng của vua Tự Đức được xây dựng một cách phóng khoáng, mang bầu không khí gần gũi hoà quyện cùng thiên nhiên, đẹp như một bức tranh sơn thuỷ.
Vị vua thi sĩ Tự Đức (1848-1883) đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của mình, phù hợp với sở thích và nguyện vọng của con người có học vấn uyên thâm, tâm hồn lãng mạn và lãng tử bậc nhất trong hàng vua chúa nhà Nguyễn.

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Sắc tím bằng lăng trên thành phố Huế

Mùa hè về, khi tiếng ve râm ran cũng là lúc hoa bằng lăng khoe sắc, màu tím của hoa bằng lăng trên các nẻo đường phố Huế làm cho thành phố vốn bình yên mộng mơ này càng trở nên lãng mạn, nồng nàn hơn bao giờ hết, xua tan cái oi ả, hối hả của ngày hè.
Hằng năm, bằng lăng nở độ giữa tháng 4 và tháng 5. Những ngày này, bằng lăng đang nở rộ tím khắp các con đường ở Huế như Lê Hồng Phong, Trường Chinh, Hải triều... thu hút ánh nhìn những người tham gia giao thông, những bạn trẻ tản mạn trên hè phố và cả khách du lịch khi đến Huế vào dịp hè.
Bằng lăng nhuộm tím trên các con đường trên thành phố Huế
 Nguồn:dulichhue.org

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | GreenGeeks Review